Giới thiệu chung về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP

Ngày: 15/06/2016 Lượt xem:4795

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương là một trong những hiệp định tham vọng nhất từ trước đến nay. Theo các chuyên gia kinh tế, TPP chính là con đường để mở ra tương lai tăng trưởng mạnh mẽ cho tất cả các nước tham gia.

TPP được đàm phán từ tháng 3/2010, sau 5 năm đàm phán, nhiều lúc tưởng như bế tắc, tất cả 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương cuối cùng cũng đã đạt  được thỏa thuận về hiệp định thương mại lớn nhất thế giới tại vòng đàm phán ở thành phố Atlanta, bang Georgia, Mỹ.


Phần 1:

1. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP là gì?

TPP là hiệp định đa phương giữa 12 nước gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, Việt Nam và Nhật Bản. Đến nay, TPP là hiệp định tự do thương mại đa phương có phạm vi rộng nhất, bao trùm các nội dung truyền thống như thuế quan, dịch vụ tài chính, đầu tư và các vấn đề về môi trường, lao động, chống tham nhũng.

2. Lịch sử hình thành Hiêp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP

Hiệp định TPP đầu tiên được ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 nước Singapore , Chile, New Zealand, Brunei (do vậy Hiệp định này còn gọi là P4).

Tháng 9/2008, Mỹ tỏ ý định muốn đàm phán để tham gia TPP. Đến tháng 11/2008, các nước Australia, Peru, Việt Nam cũng thể hiện ý định tương tự. Tháng 10/2010, Malaysia chính thức thông báo ý định tham gia đàm phán TPP. Ngày 13/11/2010, Việt Nam tuyên bố tham gia vào TPP với tư cách thành viên đầy đủ.

Đến nay, TPP đã có sự tham gia của 12 nước gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Mỹ, Singapore, Nhật Bản và Việt Nam.

Ngoài ra hiện nay Colombia, Philippines, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc đã bày tỏ sự quan tâm đến TPP.

Mục tiêu của TPP là thắt chặt hơn mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia này, thông qua các biện pháp giảm (thậm chí là loại bỏ hoàn toàn trong một số trường hợp) các hàng rào thuế quan giữa các nước, giúp tăng cường trao đổi hàng hóa và dịch vụ.

TPP cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nhóm 12 thành viên cùng với tăng cường dòng chảy vốn.

3.Lộ trình đàm phán Hiệp định TPP

Các cuộc đàm phán Hiệp định TPP thực sự bắt đầu từ năm 2010 và mục tiêu đặt ra là chốt lại vào năm 2012.

Từ năm 2010 đến 2013, tổng cộng đã có 19 vòng đàm phán chính thức diễn ra. Trong đó có vòng đàm phán thứ 7 được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh trong các ngày từ 15 đến 24/6/2011.

Trong 2 năm 2014 và 2015, có nhiều cuộc đàm phán cấp Bộ trưởng và cấp trưởng đoàn đàm phán diễn ra tại nhiều nước.

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được đại diện Chính phủ ký kết chính thức vào ngày 4/2/2016 tại Auckland (New Zealand).

                                                          NBH (VP VNPT Net) - Nguồn:Tổng hợp

Tổng Công Ty Hạ Tầng Mạng

+84-4 37877777 - vnptnet@vnpt.vn

© Copyright 2015, VNPT-NET

Số 30, đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Giấy phép số: 1300/GP-TTĐT, ngày 12/4/2016 do Sở thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp

Tổng Công Ty Hạ Tầng Mạng

Điện thoại: +84-24 37877777 - Fax: +84-24 37876600 - vnptnet@vnpt.vn