19/5, sáng mãi lời Bác dạy
Ngày: 19/05/2016 Lượt xem:6004
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới công tác bảo đảm thông tin liên lạc, Người nói: “Việc liên lạc là một việc quan trọng nhất trong công tác cách mệnh, vì chính nó quyết định sự thống nhất chỉ huy, sự phân phối lực lượng và do đó bảo đảm thắng lợi.” Nhân dịp kỷ niệm 126 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2016), tưởng nhớ tới công lao trời biển và những lời dạy quý báu của Người, tăng cường việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhằm đẩy mạnh thực hiện công tác giáo dục truyền thống, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, Cổng thông tin điện tử Tổng Công ty Hạ tầng mạng đăng tải lại bài viết của Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Đỗ Trung Tá, nguyên Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông về việc ngành Bưu điện thực hiệnlời dạy của Bác.
Khắc ghi lời Bác dạy
Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thông tin liên lạc thực sự đã trở thành kim chỉ nam, thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình hình thành, chiến đấu và trưởng thành của công tác thông tin liên lạc cách mạng nước ta, cả thông tin liên lạc quân sự và ngành thông tin bưu điện.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và nghe giới thiệu máy khuếch thanh của
CP16 - Cục Bưu điện Trung ương, phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 3
năm 1960
Sau khi Đảng ta ra đời cho đến năm 1941, do các điều kiện lịch sử, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vẫn hoạt động ở nước ngoài và chỉ đạo phong trào cách mạng cũng như các hoạt động của Đảng thông qua các đường dây liên lạcbí mật. Trong các Chỉ thị gửi về cho Trung ương Đảng trong thời kỳ này, Người thường xuyên căn dặn phải coi trọng công tác giao thông liên lạc, phải thiết lập các đường dây liên lạc chặt chẽ giữa các cấp uỷ Đảng từ chi bộ tới Trung ương và với quần chúng, đồng thời duy trì liên lạc với các Đảng cộng sản anh em và Quốc tế Cộng sản. Cũng trong giai đoạn này, do bị giam cầm trong nhà tù đế quốc (thời kỳ ở Hương Cảng năm 1932 - 1933), do những ngăn trở của điều kiện khách quan, có những thời điểm Nguyễn Ái Quốc bị mất liên lạc với phong tràocách mạng trong nước. Đối với Người thì đó là thời kỳ đau khổ nhất, bức bối nhất vì bị mất liên lạc có nghĩa là bị cắt rời, bị cô lập với phong trào cách mạng của Đảng và nhân dân - lý tưởng và lẽ sống duy nhất của Người.
Nhìn lại phong trào cách mạng do Đảng ta lãnh đạo trong những năm trước khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, có thể nhận thấy, công tá cgiao thông liên lạc luôn luôn được quan tâm đặc biệt. Các Nghị quyết của Đảng trong thời kỳ này đều đề cập đến công tác giao thông với những hướng dẫn và nhiệm vụ cụ thể về tổ chức mạng lưới giao thông. Thực tiễn phong trào cách mạng trong thời kỳ này cho thấy, mọi bước tiến của phong trào đều gắn liền với côngtác giao thông như một nhân tố có tính quyết định. Hoạt động trong điều kiện bí mật, việc gây dựng, phát triển phong trào cách mạng trong quần chúng nhân dânluôn đi liền với việc phát triển mạng lưới giao thông liên lạc. Ngược lại, thực dân Pháp và tay sai cũng luôn luôn ý thức được điều đó nên đã không từ một thủ đoạn lùng sục, khủng bố nào để phá mạng lưới giao thông liên lạc của ta, coi đó là cách thức hữu hiệu nhất để phá hoại phong trào cách mạng, ngăn trở sự phát triển và lớn mạnh của phong trào.
Vì vậy, có thể khẳng định rằng, công tác giao thông liên lạc trong những năm Đảng ta hoạt động bí mật luôn là một mặt trận quan trọng hàng đầu, đồng thời cũng là mặt trận nóng bỏng, nhiều hiểm nguy nhất. Người được phân công phụ trách công tác này đều là những cán bộ cốt cán, trung kiênvà dũng cảm nhất.
Chính những năm tháng gian truân đi tìm đường cứu nước,tìm cách truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, gây dựng phong trào cách mạng và sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam cùng thực tiễn phong trào cách mạng do Đảng lãnh đạo đã hình thành nên trong Chủ tịch Hồ Chí Minh tư duy hết sức chiếnlược về vai trò, vị trí của thông tin liên lạc trong công tác cách mạng ngay khi trở về Tổ Quốc năm 1941. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Người, cùng với sự ra đời của Mặt trận Việt Minh, phong trào cách mạng nước ta bước sang một trangmới với khí thế "đánh Pháp đuổi Nhật" sục sôi hướng tới Tổng khởinghĩa Tháng Tám - 1945. Cũng từ đó, theo Chỉ thị của Người, bắt đầu từ phongtrào "Nam tiến" năm 1942, mạng lưới giao thông liên lạc đã được thiết lập một cách vững chắc xuất phát từ đầu não Pác Bó (Cao Bằng) như những sợi dây thần kinh vươn xuống các tỉnh đồng bằng, nối liền với miền Trung và miền Nam,gắn kết phong trào cách mạng cả nước vào một trung tâm thống nhất không bao giờ gián đoạn cho đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Ngay trong những ngày Tháng Tám sục sôi đó Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) trong 2 ngày 14 và 15/8/1945 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với việc đưa ra quyết định lịch sử phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, đã quyết định thành lập Ban Giao thông chuyên môn (tiền thân của ngànhBưu điện ngày nay) để chịu trách nhiệm tổ chức công tác giao thông liên lạc phục vụ cách mạng. Từ đó, ngày 15/8 hàng năm trở thành ngày Truyền thống của ngành Bưu điện.
Chủ tịch Hồ
Chí Minh thăm và chụp hình lưu niệm với anh em phòng máy "Thông tin Bưu
điện", phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 3 năm 1960
Trong suốt 2 cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh, dù bận trăm công nghìn việc, với cương vị lãnh tụ tối cao của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn dành sự quan tâm thích đáng đến công tác thông tin liên lạc. Ngày 17/01/1946, trong hoàn cảnh "nước sôi lửa bỏng"của những ngày đầu xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, Người vẫn dành thời gian đến thăm Bưu điện Trung ương Bờ Hồ để động viên cán bộ viên chức ở đây dốc lòng phục vụ chế độ mới. Ngày 5/01/1946, trong Chỉ thị "Côngviệc khẩn cấp bây giờ" cho công cuộc kháng chiến kiến quốc, đề cập công tác giao thông, Người viết: "Phải đặc biệt chú ý vì giao thông là mạch máucủa tổ chức. Giao thông tốt thì các việc đều dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trệ”. Cho đến những năm cuối đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành sự quan tâm hết sức quý báu đối với công tác thông tin liên lạc. Năm 1966, trong chuyến thăm Đoàn Sóng điện thuộc Bộ đội thông tin liên lạc, Bác nói:"Thông tin liên lạc là dây thần kinh, là mạch máu con người". Ngày 28/01/1969, không lâu trước khi vĩnh biệt chúng ta, trong thư khen gửi cán bộ chiến sĩ thông tin liên lạc, Bác đã đề ra 4 yêu cầu có tính nguyên tắc đối với thông tin liên lạc là: "Kịp thời, chính xác, bí mật, an toàn".
Một điều đáng chú ý nữa là, sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công tác giao thông liên lạc không chỉ dừng ở những ý kiến chỉ đạo mang tầm chiến lược mà còn hết sức sâu sát cụ thể theo đúng tác phong của một nhà lãnh đạo và tổ chức tài ba. Ngày nay, đọc lại những di huấn của Ngườivề thông tin liên lạc chúng ta không khỏi kinh ngạc về những hiểu biết sâu sắc,tỷ mỉ cùng sự quan tâm sâu sát của Người. Ngay từ năm 1941, trong tác phẩm "Cách đánh du kích", Người viết: "Đánh du kích cần xếp đặt thông tin liên lạc cho nhanh chóng, chắc chắn và chu đáo. Không có thông tin và liên lạc với các nơi thì đội du kích đứng chơ vơ giữa trời, không làm gì được. Thông tin liên lạc của du kích phần lớn nhờ vào dân chúng. Người phụ trách thông tin phải chọn người nhanh nhẹn, chắc chắn và khôn khéo, dùng lối đi bộ, đi ngựa, đi xe, đi thuyền để đưa tin tức. Lúc cần phải dùng nhiều người, đi nhiều đường, phòng khi người này bị trắc trở thì còn người khác, đường khác".
Tư tưởng thông tin liên lạc phải dựa vào dân, gắn bó vớinhân dân chính là một phần của tư tưởng chiến tranh nhân dân và cao hơn là tư tưởng đại đoàn kết toàn dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta. Đó chính là sự kết tinh của trí tuệ và lòng yêu nước nồng nàn, của ý chí kiên cường đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân.
Ra đời trong khí thế sục sôi cách mạng của những ngàyTháng Tám lịch sử năm 1945, 70 năm qua, ngành Bưu điện Việt Nam cùng đội ngũ những người làm công tác thông tin liên lạc nói chung luôn luôn thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đem tất cả sức lực trí tuệ và cả xương máu của mình để phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân, góp phần xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giành độc lập, thống nhất cho Tổ quốc, cũng như công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước hiện nay.
Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cùng vớilực lượng thông tin quân sự, ngành Bưu điện đã vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn hiểm nguy trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, xây dựng và giữ vững huyết mạch thông tin phục vụ chiến đấu, góp phần đắc lực vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Gần 1 vạn người con ưu tú của ngành Bưu điện đã ngã xuống trên khắp các chiến trường cho độc lập tự do của Tổ quốc.
Bước vào thời kỳ mới của đất nước với việc thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vượt qua muôn vàn khó khăn thiếu thốn của đất nước sau chiến tranh, phát huy truyền thống trung thành, dũng cảm trong chiến đấu, ngành Bưu điện lại cùng toàn Đảng toàn dân viết nên những trang sử mới với những kỳ tích sáng tạo.
Đặc biệt, trong giai đoạn 30 năm đổi mới, tăng tốc, hội nhập và phát triển vừa qua, quán triệt sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minhvà đường lối đổi mới được Đảng khởi xướng từ Đại hội VI (năm 1986), toàn ngành đã thực hiện những chiến lược, giải pháp phát triển mang tính đột phá,táo bạo, từ đó tạo nên sự phát triển có tính bùng nổ của bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin với một số kết quả tiêu biểu: xây dựng hệ thống hạ tầng thông tin băng rộng quốc gia hiện đại, đồng bộ, công nghệ ngang tầm quốc tế;cung cấp tích hợp hệ thống các dịch vụ Bưu chính viễn thông, Internet và phát thanh truyền hình số phong phú, đa dạng; cập nhật công nghệ mới nhất của thế giới với những tiện ích ngày càng cao, khả năng tương tác ngày càng rộng và giá cước ngày càng hạ; xác lập thị trường bưu chính viễn thông cạnh tranh; đổi mới doanh nghiệp; thành lập Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam… và tiến hành lộ trình hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Hệ thống quản lý Nhà nước về Bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin ngày càng được kiện toàn đi lên từ Tổng cục Bưu điện đến Bộ Bưu chính Viễn thông và nay là Bộ Thông tin và Truyền thông để liên tục đổi mớicông tác quản lý nhà nước có nền tảng pháp lý đồng bộ, tương thích sự biến đổinhanh của công nghệ, nhằm tạo ra những đột phá mới trong ứng dụng và phát triểncông nghệ thông tin và truyền thông ở nước ta. Những thành tựu của ngành trong thời kỳ đổi mới đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận, đánh giá cao với nhiều phần thưởng cao quý, đặc biệt là ngành kinh tế kỹ thuật đầu tiên được tặng thưởngHuân chương Sao vàng với thành tích là ngành tiên phong, đi đầu trong đổi mới với những tiến bộ vượt bậc về công nghệ, dịch vụ và đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.
Ngày nay, dù tình hình trong nước và thế giới có nhiềubiến đổi cả về thời cơ và thách thức, nhưng lĩnh vực thông tin liên lạc nước ta, trong đó có bưu chính vẫn duy trì những bước tiến vững chắc cả về vai trò,vị trí, trình độ khoa học công nghệ và đang dần trở thành động lực chủ yếu cho sự phát triển của đất nước, hướng tới nền kinh tế tri thức thì lời dạy thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “tính quan trọng bậc nhất” của thông tin liên lạc càng có giá trị khích lệ cao đối với sự nghiệp của chúng ta.
Nguyên UVBCHTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Đỗ Trung Tá trồng cây lưu niệm tại Quảng trường Hồ Chí Minh dịp Xuân 2006
Ghi nhớ công ơn và lời dạy của Người, mỗi cán bộ, đảngviên, công nhân viên chức ngành Thông tin và Truyền thông nguyện phát huy cao nhất truyền thống: “Trung thành - Dũng cảm - Tận tụy - Sáng tạo - Nghĩa tình”của ngành; ra sức học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, học tập tác phong và đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư của Người để thấm nhuần sâu sắc tinh thần phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân trên cương vị công tác của mình với phương châm “nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi, văn mình”. Qua đó góp sức đưa ngành Thông tin và Truyền thông tiếp tục phát triển; hoàn thànhxuất sắc các chỉ tiêu mà Đại hội XI của Đảng đã đề ra cho ngành: Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT và TT; thực hiện thành công Nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế và tiến xa hơn nữa” sánh vai với các cường quốc như Bác Hồ mong muốn.
Đỗ Trung Tá (nguyên Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông)